Hướng dẫn chung Wikipedia:Bảng_xếp_hạng_âm_nhạc

Bảng xếp hạng phù hợp

Một bảng xếp hạng thường được coi là phù hợp để đưa vào bài viết nếu nó đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

  1. Được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy. Các nguồn này này bao gồm tạp chí Billboard hoặc bất kỳ tổ chức nào có sự hỗ trợ của MRC Data. Các công ty đo lường quốc gia được công nhận – chẳng hạn như Crowley Broadcast Analysis của Brazil hoặc Monitor Latino của Mỹ Latinh – cũng là những nguồn bảng xếp hạng hợp pháp.
  2. Bao gồm doanh số hoặc số lượt phát sóng trên đài phát thanh tổng hợp từ nhiều nguồn.
  3. Dữ liệu trong bảng xếp hạng là tĩnh và không thể thay đổi. Tiêu chí này loại trừ các bảng xếp hạng biến động "mọi lúc" như bảng xếp hạng do Hung Medien xuất bản.

Bảng xếp hạng của một nhà cung cấp / một đài phát thanh hoặc đài truyền hình

Các bảng xếp hạng công bố số liệu từ một nhà cung cấp không thích hợp để đưa vào các bài viết. Nội dung này không bao giờ được đưa vào trong danh sách đĩa nhạc hoặc các bảng biểu về xếp hạng. Đôi khi chúng có thể được đề cập trong nội dung bài viết ở một số trường hợp đặc biệt. Các "trường hợp đặc biệt" bao gồm các tranh cãi đáng chú ý liên quan tới cáo buộc thao túng bảng xếp hạng hoặc các trường hợp trong đó một số quy tắc đã ngăn các bảng xếp hạng tiêu chuẩn công nhận doanh số bán hàng. Một ví dụ là sự tăng đột biến trong doanh số bán nhạc của Michael Jackson vào thời điểm ông qua đời, khi nhiều quy tắc bảng xếp hạng ngăn cản doanh số bán album của ông được ghi nhận trên bảng xếp hạng. Tương tự, một số bảng xếp hạng đại diện cho quê hương của nghệ sĩ hoặc nhà soạn nhạc (điều này có thể có nghĩa là quốc gia nguyên quán, quốc gia cư trú, quốc tịch chính thức hoặc bất kỳ quốc gia nào mà nghệ sĩ hoặc nhà soạn nhạc đã sống trong một phần quan trọng của cuộc đời họ) hoặc phát hành với liên kết mạnh mẽ đến quốc gia được đề cập (ví dụ: Các bài hát tham gia cuộc thi sáng tác Eurovision Song Contest), có thể được đưa vào nếu không có bảng xếp hạng phù hợp nào khác được tìm thấy.

Tuy nhiên, lưu ý rằng trong khi các bảng xếp hạng của một đài phát thanh hoặc đài truyền hình không thỏa mãn tiêu chí bảng xếp hạng, một số bảng xếp hạng của đài phát thanh hoặc đài truyền hình có thể đáp ứng các tiêu chí khác về độ nổi bật trong âm nhạc. Ví dụ: CBC Music Top 20 của CBC Music ở Canada không hề đạt tiêu chí của một bảng xếp hạng nổi bật, nhưng bảng xếp hạng này đã vượt qua tiêu chí #11 của Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) khi một nghệ sĩ có tác phẩm được phát sóng nhiều lần trên toàn quốc bởi một đài phát thanh hoặc đài truyền hình âm nhạc quốc gia lớn. Tuy nhiên, bảng xếp hạng này không được sử dụng để minh họa cho các nội dung về vị trí xếp hạng cụ thể hoặc theo tuần, và cũng không được phép tạo mới hoặc duy trì các bài viết như "Danh sách các bản hit quán quân trên CBC Music Top 20", cũng như không được đưa dữ liệu từ bảng xếp hạng này vào danh sách đĩa nhạc dưới dạng bảng xếp hạng chính. CBC Music Top 20 chỉ được sử dụng để hỗ trợ các nội dung về phát thanh trên CBC Music.

Bảng xếp hạng phụ thuộc

Các bảng xếp hạng thường liên quan đến nhau về mặt toán học. Ví dụ: Billboard Hot 100 được tính bằng các vị trí trọng số trên ba bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Airplay, Billboard Hot 100 Digital Song Sales và Billboard Hot 100 Streaming Songs. Điều này có nghĩa là trong đại đa số các trường hợp, bất kỳ bài hát nào lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 đều có thể được coi là có thứ hạng trên các bảng xếp hạng khác, và việc đề cập cụ thể đến từng vị trí xếp hạng ở tất cả các bảng xếp hạng khiến bài viết trở nên lộn xộn. Trong một số trường hợp bất thường, các bảng xếp hạng con này có thể được đề cập, chẳng hạn như một đĩa đơn không được phát sóng trên đài phát thanh vì nội dung phản cảm – tức là sẽ không có vị trí xếp hạng trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Airplay – nhưng vẫn có vị trí xếp hạng cực cao trên bảng xếp hạng tổng hợp Billboard Hot 100 do có doanh số bán tốt. Nội dung này đủ bất thường để có thể đề cập đến trong một bài viết.

Ví dụ về các bảng xếp hạng phụ thuộc / thành phần / liên quan đến toán học:

  • Billboard Hot 100 Airplay – liên quan tới Billboard Hot 100
  • Billboard Hot 100 Digital Song Sales – liên quan đến Billboard Hot 100
  • Billboard Hot 100 Streaming Songs – liên quan tới Billboard Hot 100

Chứng nhận

Các chứng nhận nên được dẫn nguồn trực tiếp từ các cơ quan chứng nhận, hầu hết các cơ quan này đều cung cấp cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được. Khi không có cơ sở dữ liệu như vậy, có thể sử dụng các nguồn đáng tin cậy khác, nhưng chúng phải trực tiếp nêu rõ rằng cơ quan chứng nhận đã cấp chứng nhận. Nhiều bài báo đại chúng sẽ đăng các thông tin như "album đã được chứng nhận đĩa vàng" hoặc "album đã được chứng nhận đĩa bạch kim" dựa trên doanh số bán nhạc, trong khi thực tế cơ quan chứng nhận vẫn chưa xác minh doanh số bán hàng đó và chưa cấp bất cứ chứng nhận nào cho đĩa nhạc.

Quỹ đạo xếp hạng

Không nên đưa quỹ đạo xếp hạng của một bài hát / album vào một bài viết vì điều này là thu thập thông tin bừa bãi. Quỹ đạo xếp hạng có thể được đề cập trong nội dung bài viết khi có đủ lý do để làm như vậy (ví dụ: một bài hát ra mắt ở vị trí thứ 100 bỗng trở thành một bản hit và nhảy lên vị trí quán quân). Một số ví dụ như vị trí ra mắt, số tuần ở vị trí cao nhất và/hoặc tổng số tuần trên bảng xếp hạng có thể được đề cập trong nội dung bài viết, nhưng không nên đưa vào làm dữ liệu tiêu chuẩn cho tất cả các bảng xếp hạng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Bảng_xếp_hạng_âm_nhạc http://www.billboard.com.ar/chart http://www.capif.org.ar/ http://austriancharts.at/weekchart.asp?cat=a http://austriancharts.at/weekchart.asp?cat=s http://oe3.orf.at/charts/stories/oe3austriatop40/ http://oe3.orf.at/charts/stories/oe3austriatop40lo... http://www.ultratop.be/nl/certifications.asp?year=... http://www.mediaforest.biz/WeeklyCharts/HistoryWee... http://www.ubc.org.br/publicacoes/ranking http://jam.canoe.ca/Music/Charts/BDS_1.html